Đất thổ cư là gì?
Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015
Đất thổ cư chỉ là đất chỉ để ở.
Theo Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 quy định đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đang sử dụng nhưng chưa được ấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tạm thời xác định diện tích đất ở bằng hạn mức giao đất ở mới do UBND cấp tỉnh quy định.Trường hợp đất ở có kết hợp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thì ngoài việc thống kê theo mục đích đất ở còn phải thống kê theo mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
* Điều kiện để trở thành đất thổ cư :
Để nhà nước công nhận là đất thổ cư thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (đất ở)Theo Điều 36 Luật Đất đai năm 2003 quy định việc chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất quy định tại Điều 13 Luật Đất đai được thực hiện như sau:
Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
- Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản;
- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác;
- Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
- Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc những trường hợp vừa nêu thì người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thầm quyền, nhưng phải đăng ký với văn phòng của tổ chức có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi là văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) hoặc UBND xã nơi có đất.
Thế nào là đất thổ cư? Điều kiện để trở thành đất thổ cư?
*Hỏi: Thế nào là đất thổ cư? Điều kiện để trở thành đất thổ cư? Quy định của pháp luật về thời hạn từ khi có thông báo đất quy hoạch, giải tỏa đến khi thực hiện quyết định trên là bao lâu.
Huynh Vinh <phuoc_huynhbt@yahoo.....> Châu thành, Bến Tre
Trả lời (có tính chất tham khảo):
Đất thổ cư chỉ là từ truyền thống để chỉ đất ở. Theo Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 quy định đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đang sử dụng nhưng chưa được ấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tạm thời xác định diện tích đất ở bằng hạn mức giao đất ở mới do UBND cấp tỉnh quy định.
Trường hợp đất ở có kết hợp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thì ngoài việc thống kê theo mục đích đất ở còn phải thống kê theo mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
* Điều kiện để trở thành đất thổ cư: Do trong thư hỏi của bạn, bạn không nói rõ loại đất nào để trở thành đất thổ cư, vài ý trao đổi để bạn tham khảo như sau:
Để nhà nước công nhận là đất thổ cư thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (đất ở)
Theo Điều 36 Luật Đất đai năm 2003 quy định việc chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất quy định tại Điều 13 Luật Đất đai được thực hiện như sau:
Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
- Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản;
- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác;
- Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
- Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc những trường hợp vừa nêu thì người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thầm quyền, nhưng phải đăng ký với văn phòng của tổ chức có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi là văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) hoặc UBND xã nơi có đất.
Quy định của pháp luật về thời hạn từ khi có thông báo đất quy hoạch, giải tỏa đến khi thực hiện quyết định:
Trong thư hỏi bạn không nói rõ quyết định trên là quyết định gì, nhưng theo nội dung bạn hỏi có thể bạn hỏi thời hạn từ khi có thông báo đất quy hoạch, giải tỏa đến khi thực hiện quyết định thu hồi đất. Như vậy, theo nội dung bạn hỏi: pháp luật không có quy định thời hạn từ khi có thông báo đất quy hoạch, giải tỏa đến khi thực hiện quyết định thu hồi đất. Thời hạn này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương nơi có đất thu hồi chủ động thực hiện tùy theo tiến độ công việc giải quyết nhanh hay chậm nên không thể xác định thời gian cụ thể.
Theo Điều 30 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định: sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm lập và trình phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Theo Điểm a, c khoản 2 Điều 30 Nghị định 69/2009/NĐ-CP phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất tham gia ý kiến. Thời gian niêm yết và tiếp nhận đóng góp ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ít nhất là 20 ngày, kể từ ngày phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đưa ra niêm yết.
Theo Điểm c khoản 2 Điều 31 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định: trong thời hạn không quá 03 ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Theo khoản 4 Điều 31 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định:
Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Theo điểm b khoản 1 Điều 32 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định: quá 30 ngày, kể từ thời điểm phải bàn giao đất quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 mà người có đất bị thu hồi không bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét